1- Kim Các Tự金閣寺 (Kinkaku-ji)
Kinkaku-ji (kanji: Kim Các Tự金閣寺tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa
Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto,
Nhật Bản.
Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và
dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408). Con
ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế.
Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
“Năm 1950, cả nước Nhật
bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi
ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ cốt truyện này, sáu năm sau, Mishima
viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lý giải động cơ đốt
chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Kim các tự trở thành cuốn tiểu thuyết được đánh giá là
sẽ khiến mọi người nhớ đến hơn chính bản thân sự thật.”
Yukio Mishima (三島由紀夫 Tam
Đảo Do Kỉ Phu) 1925 - 1970: Văn hào Nhật Bản, với tác phẩm Kinkakuji (Kim các Tự)
được Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt.
Nhân vật chính trong truyện: “Lần đầu tiên
khi nhìn thấy ngôi chùa thực sự, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu
xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao Tokyo đầy bèo tấm. Cậu nhận thấy Kim các tự trong tưởng tưởng của cậu đẹp hơn nhiều Kim các tự
trong hiện thực.”
Tuy rằng bây giờ người thời đó đã quên
cốt truyện thế nào, và cũng chẳng muốn đọc lại, có lẽ để Kim Các Tự như ngày mới
đọc mơ ước được đến nhìn tận mắt. Bây giờ đứng trước nó, chụp được tấm hình, mà
có nằm mơ cũng chẳng bao giờ nghĩ sẽ có một lần đứng trước Kim các Tự này. Nước
Nhật lúc đó thật xa vời như ở một hành tinh nào khác.
Bây giờ đi tham quan Kim các Tự có lẽ
chỉ với tâm tình chỉ là thế, mà thôi.
2- Diệu Tâm Tự 妙心寺 (Myoshin-ji)
Kanzan Egen vâng lệnh Nhật hoàng Hanazono (花園天皇) sửa đổi một li cung của ông mà thành chùa Myōshin. Ban đầu, chùa này chỉ là một ngôi nhà nhỏ, sụp nát, mưa chảy cả vào trong. Tại đây, Kanzan Egen đã dẫn dắt môn đệ rất kĩ lưỡng, nghiêm khắc. Có lần, Quốc sư Musō Sōseki đến viếng thăm và khi trở về, sư bảo các vị đệ tử của mình rằng "tương lai của Thiền Lâm Tế nằm tại chùa Myōshin".
![]() |
Đại Bổn Sơn Diệu Tâm Tự |
Sau khi được ấn chứng, Sư lên núi ẩn cư tám năm để tiếp tục tu luyện và trong thời gian này, Sư làm việc hằng ngày trên đồng ruộng, đêm thì tọa thiền trên những tảng đá. Sau thời gian này, Sư nhận lời trụ trì chùa Diệu Tâm. Phong cách giảng dạy của Sư rất nghiêm khắc và cũng nhờ đó mà Lâm Tế chánh mạch được truyền đến những đời sau qua dòng thiền này.
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隠慧鶴Hakuin
Ekaku [1686-1769]) vẽ lại
chân dung ba vị này.
Nhìn hình ảnh ba vị Tổ Sư, thật là cảm kích. Dòng thiền Đông Độ sâu và dài cho đến ngày nay, thế kỷ XXI! Trong chuyến viễn du gặp những ánh đèn được truyền từ hội Linh Sơn.
Hôm nay Đoàn không gặp được vị Cao tăng phái
Lâm Tế, chỉ được mời tham quan và giới thiệu về bức tranh trên trần. Người thuyết
minh bằng tiếng Nhật, nên thôi ngắm kỹ bức tranh có tên Unryu-zu (雲龍図屏風) của họa sĩ Kanō Tan'yū (Thú Dã Thâm U 狩野
探幽, 1602
–1674). Đọc chữ Hán ghi bên là Thâm U Pháp
Nhãn.
Thấy
bức tranh của họa sĩ Kanō Tan'yū trưng bày tại viện bảo tàng Kyoto, nên để vào
đây luôn.
3/ Kiến Nhân Tự 建仁寺 (Kennin-ji)
Đây là một thiền viện xưa nhất tại Kinh Đô.
Kennin-ji (Kiến Nhân Tự建仁寺): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Nhân Tự thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Komatsu-chō (小松町), Higashiyama-ku (東山區), Phố Kyoto (京都), tên núi là Đông Sơn (東山). Vào năm 1202 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Nhân 建仁), thể theo lời phát nguyện của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, 1195-1231), thí chủ Tướng Quân Nguyên Lại Gia (源賴家, Minamoto-no-Yorriie, 1182-1204) đã mời Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm tổ khai sơn và lấy niên hiệu mà đặt tên chùa.
Vào năm 1205 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Cửu [元久]), chùa được
hoàn thành, trở thành đạo tràng tu tập cho cả 3 tông Thiên Thai, Chơn Ngôn và
Thiền.
Về sau, vào năm 1265, kể từ thời Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) làm trú trì trở
đi, nơi đây trở thành ngôi Thiền tự rất hưng thạnh, được liệt vào hàng Ngũ Sơn
(五山, 5 ngôi chùa
danh tiếng); và đến thời kỳ Thất Đinh (室町, Muromachi) thì
có rất nhiều vị danh tăng rất giỏi về văn chương xuất hiện. Từ ngày thành lập về
sau, chùa này đã mấy lần bị hỏa hoạn. (trích Phật Học Tinh Tuyển)
Nhờ
có Thầy hướng dẫn đưa vào phương trượng của thiền sư Vinh Tây, nơi đây có
một bức chân dung của Ngài. Xin phép được chụp lại.
![]() |
Phương trượng |
![]() |
Thiền sư Vinh Tây Minh Am |
Sau đó Đoàn qua Pháp đường, trên trần lại có bức họa Nhị Long, bức này vẽ hai năm mới hoàn thành.
Thấy rồng trong Pháp đường, nghĩ đến mưa pháp cũng được. Mưa pháp vẫn thường được dẫn dụ cho một thời các bậc Thầy giảng pháp, người nghe pháp như cây cỏ tùy phần mà nhận.
Hi hữu nhất trong buổi chiều này là đến nơi mộ tháp của Ngài, mấy trăm năm qua vẫn như đang hiện diện.
Mơ hồ chẳng biết phải chăng đã từng gặp trong giấc mộng năm xưa!
![]() |
Phù Tang Tâm Tông - Đệ Nhất Khai Sơn Thiên Quang Tổ Sư Vinh Tây Thiền Sư Nhập Định Tháp |
4/ Tam Thập Đại Gian Đường三十三間堂(Sanjusangendo
Hall)
Chùa thuộc tông phái Thiên Thai
Tông Nhật Bản và được xây từ thế kỷ thứ 12. Tuy có tên chánh thức là Liên Hoa
Viện nhưng người ta hay gọi là chùa Tam Thập Tam Gian vì chánh điện làm bằng gỗ
có 33 gian.
Chiều dài của ngôi điện này vào khoảng 120 mét. Ðây
là kiến trúc tôn giáo bằng gỗ dài nhất Nhật Bản.
Lúc
đầu nghe đến chùa này, tâm cũng không hứng thú gì lắm, nhưng khi bước vào bên
trong, thì thật choáng váng với hàng ngàn bức tượng Quan Âm.
Hình
ảnh này chúng tôi được thấy từ nhỏ, trong một tập tranh. Đâu biết chính là nơi
đây. Cái cảm giác bất ngờ gặp một hình ảnh mà mình không ngờ đã gặp từ trước,
thật khó diễn tả.
Vì
không được chụp hình, nên chúng tôi scan vài bức tranh trong tập sách bán tại phòng lưu niệm, và chú thích vài dòng để huynh
đệ thưởng lãm.
Chùa
được thành lập do Thiên Hoàng Go-Shirakawa (Hậu Bạch Hà Thiên Hoàng後白河天皇 Go-Shirakawa-tennō), người rất kính mộ Kannon Bodhisattva (Bồ Tát Quan Thế Âm).
Nên có 33 gian tượng trưng cho 33 hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Chùa
bị hỏa hoạn năm 1249, và được Emperor Go-Saga (後嵯峨天皇
Go-Saga-tennō) xây cất lại theo mẫu cũ.
Nơi đây có 1001 tượng. Tượng chính có hình dáng:
Mỗi tượng mang một nét riêng:
Ra
khỏi gian nhà gỗ dài, chiều đã xuống. Ngày mai sẽ đi tàu lửa cao tốc về
Karakuma.
(Còn tiếp)