Chúng tôi kèm bản tiếng Anh đã gởi cho Sư hiệu đính, và bản tiếng Việt của huynh đệ trong Đoàn tạm dịch.
Chong-go |
CHUYỆN ĐỜI TÔI
Khi còn nhỏ tôi đã quan tâm tới Phật giáo, nhưng chỉ
giữ trong lòng bởi chẳng có môi trường để phát triển sự tu tập. Lớn lên giữa các chàng chăn bò và miền quê nước
Mỹ, không thấy có ai biết đến Phật giáo.
Đối với những người tôi quen, chuyện đó hình như khá kỳ quặc.
Lúc đang học lấy bằng Tiến sĩ về Vận hành tâm lý trong
Kỹ nghệ ở Ohio, thật tình cờ tôi đọc được mẫu quảng cáo về cuộc nói chuyện của
Sư Bà Đại Hạnh, không xa chỗ tôi ở là mấy.
Điều buồn cười là mẫu tin lại đăng trong tờ báo trường, ở trang thể
thao. Tờ báo không hay ho gì cho lắm,
tôi chẳng bao giờ đọc, đừng nói là coi đến trang thể thao! Vậy mà ngày đó tình cờ tôi lại đọc báo.
Hôm lái xe đến nghe Sư Bà Đại Hạnh giảng, tôi bị lạc
và phải chạy vòng quanh hai lần để trở lại chỗ giảng. Tôi đã muốn bỏ đi về, nhưng rồi cũng quyết định
vào nghe. Tôi lắng nghe lời dịch ra tiếng
Anh nhưng cũng chẳng mấy hiểu lời Sư Bà giảng.
Những điều Sư Bà nói quá mới mẻ đối với tôi. Nhưng thình lình tôi nghe Sư Bà nói: “Con phải
tìm ở trong con”. Điều này thật là có ý
nghĩa đối với tôi, chỉ cho tôi phải làm gì để tu tiến. Về sau, khi đến Đại hàn, tôi nghe lại băng
video của buổi giảng hôm đó, nhưng lại không thấy có câu này. Tôi kiểm lần nữa xem băng có được hiệu đính
không, nhưng chẳng có dấu hiệu băng bị cắt.
Sư Bà chẳng thốt ra lời nhưng rõ ràng là tôi nghe Sư Bà nói. Thật là quá ngạc nhiên!
Khi khởi sự đi chùa, tôi không hiểu tiếng Hàn mấy, chỉ
biết lắng tâm nghe lời Sư Bà dạy. Kỳ lạ
thay tôi lại hiểu rất nhiều. Về sau này,
khi đã đến trường để học tiếng Hàn, sự trực nhận kỳ diệu này lại không xảy ra
nhiều như trước. Tôi hiểu ra rằng, khi
chỉ muốn nghe bằng đôi tai, tôi đã thôi không đem tâm lắng nghe Sư Bà. Ngay lúc đó, tôi lại khởi sự lắng nghe bằng
tâm.
Thử tưởng tượng bạn bỏ con ếch vào nồi nước rồi nấu
sôi từ từ. Ếch sẽ chẳng bao giờ biết nó
bị nấu đến chết nên cứ ở mãi trong đó.
Nhưng nếu bạn bỏ ếch vào nồi nước nóng, nó sẽ nhảy ra ngay tức khắc. Trường hợp của tôi cũng vậy. Sư Bà dạy ta phải tin tuyệt đối vào Chủ-nhân-Không,
nên một ngày nọ tôi thách thức Nhất tâm và bảo: “Ta thách ngươi, hãy hiển lộ
đi. Hãy chứng tỏ là ngươi có thực”. Quả
thật đó là ngày tồi tệ nhất trong đời tôi.
Nhiều chuyện không sao tin được đã xảy đến cùng một lúc. May mắn là tôi đã như chú ếch. Nghịch cảnh như chiếc đòn bẫy đẩy tôi ra khỏi
đời thường vụn vặt, giúp tôi ở mãi trên đường tu tập cho đến ngày hôm nay.
Tâm tôi vẫn còn nhớ ngày Sư Bà chẻ nhỏ một tượng Phật
vì không vui thấy người ta mê tín, vái van, xin xỏ. Khi thấy họ sùng bái xá lợi, Sư Bà bảo: “Khi
tôi tịch, sẽ chẳng để lại chút gì”. Lời
nói thật là thẳng thắn biết bao.
MY STORY
At an early age, I was already
interested in Buddhism. But I just kept it to myself because I did not have an
appropriate environment to nurture my practice. Growing up amidst bullfighters
and bloodshedding, Buddhism seemed so exotic and extravagant.
At the time when I was doing
my Ph.D in Psychanalyst in Ohio, out of
complete chance, I saw an advert about the Great Zen Master’s talk, at a place
400 miles away from where I lived. Funny
enough, the advert was placed in the University chronicle, in sport section!
On the day, I drove to hear
Zen Master Daeheang’s talk. I got lost
some time, but still got there on time.
I did not understand Korean, hence just listened with all my heart.
Strangely, it seemed that I could receive a lot from her talk. At a later stage of my life, when I already
went to a Korean language school to learn Korean, that miracle of undestanding
did not happen as much as before.
Imagine you put a
frog into a pot and slowly boil the water.
The frog never knows it will be boiled to death. But if you put the frog in a pot of hot
water, it will jump out immediately. In
my case, following the Zen Master teachings with the utmost trust in Ju In
Gong, one day I wanted to challenge that
One Mind, I said: “I dare you, just manifest!”.
That day was indeed the worst day ever in my life. So many unbelievable things happened to me at
the same time!
Thankfully, I was like that frog, adversity
has served as a springboard to push me out of all trivial things in life and
helped me stay on my path until today.
It still stays clear in my
mind the day when the Master just chopped up a Buddha statue, being unhappy
with the superstitious attitude of praying and begging from common lay peole. When she saw them admiring the relics, she
said to us: “When I pass away, I never leave any thing behind me!”. Such a straightforward attitude!