Trang

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Lịch trình chuyến đi Korea-Japan 2015

Tóm kết chuyến đi
Chúng tôi đã bổ sung thêm, vì không thể cập nhật lại phần đã post, nên để đường dẫn tải file PDF
(29-11-2015)

Xin mời tải bản PDF  Phần 1: Đại Hàn

                                   Phần 2: Nhật Bản

Mới bổ sung bài viết về Hải Ấn Tự (13-11-2015)

KOREA

1- Ngày thứ nhất : Chùa Tào Khê

2- 7-10-2015 : Cung điện Hoàng Gia, thiền viện Nhất Tâm

3- Buổi sáng 8-10-2015 Hoa Nghiêm Tự (Hwaeomsa)
    Buổi chiều 8-10-2015 Tùng Quảng Tự

4-  Ngày 9-10-2015 : Hải Ấn Tự

5- Ngày 10 và 11-10-2015: Cốt Quật TựTự viện Bukguksa

JAPAN

6- Ngày 12-10-2015: Cao dã Sơn - Nhật Bản

7- Ngày 13-10-2015: Áo Dã Tự, Đàn Thượng Già Lam, Kim Cang Phong Tự

8- Ngày 14-10-2015: Pháp Long Tự, Đông Đại Tự, Thanh Thủy Tự

9- Ngày 15-10-2015: Kim các Tự, Diệu Tâm Tự, Kiến Nhân Tự

10- Buổi sáng ngày 16-10-2015: Viên Giác Tự
      Buổi chiều ngày 16-10-2015: Kiến Trường Tự

(Hết)

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Buổi chiều Ngày thứ 11 trong chuyến đi– 16/10 Kamakura

Ngày thứ 11 trong chuyến đi – 16/10 Kamakura
 Buổi chiều.

Kencho-ji (Kiến Trường Tự)
Đây là ngôi chùa được xếp hạng nhất trong năm ngôi thiền tự lớn tại Kamakura, và là thiền viện xưa nhất tại Nhật. Chùa được khởi công xây cất theo lệnh của Thiên Hoàng Gofukakusa (Hậu Thâm Thảo Thiên Hoàng 後深草天皇 1227-1263) và hoàn thành vào niên hiệu Kencho (1253) nên lấy niên hiệu làm tên.



Vị tổ khai sơn Kiến Trường Tự là ngài Rankei Doryu (Lan Khê Đạo Long 蘭渓道隆 Lan-hsi Tao-lung 1213-1278) một thiền sư Trung quốc thời nhà Tống. Ngài rời Trung quốc năm 1246, sang Nhật dạy thiền, ở vài năm tại Kyushu và Kyoto trước khi đến Kamakura lập Kiến Trường Tự. Khi Ngài thị tịch, thiên hoàng Gouda (Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng 後宇多天tại vị 1274-1287) ban mấy chữ Daikaku Zenji (Đại Giác Thiền Sư大覚禅師). Đây là lần thứ nhất trong lịch sử Nhật Bản một thiền sư được vua ban thụy hiệu.
Lâm tế Tông - Ngũ Sơn Đệ Nhất
KIẾN TRƯỜNG TỰ

Cự Phước Sơn

Issan ichinei (Nhất Sơn Nhất Ninh一山一寧 yīshān yīnín 1247-1317), thiền sư Trung Quốc sang Nhật vào năm 1299, Sư được cử làm trụ trì đời thứ 10 tại Kiến Trường Tự. Sư cũng là một nhà thư pháp, nên ba chữ Cự Phước Sơn do Sư viết.
(lưu ý chữ cự có dấu chấm, khác với chữ cự thường, mọi người gọi là bách quán điểm 百貫点là điểm chấm có giá trị trăm lần).
Sẵn đây xem một thư pháp của Sư viết về bài kệ của Lục Tổ.
Đọc từ trên xuống, từ phải qua trái:
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.

Bước đến cổng chính, theo truyền thuyết cổng này còn tên Tanuki Mon (cổng Chồn).

Bắt đầu tham quan đi ngang cây tùng hơn 700 năm. Nghe tới cây Đỗ tùng 700 năm tự dưng nhớ đến lúc Thầy dẫn lên ngày đặt đá Yên Tử, có cây đa già cũng khoảng 700 năm! (Năm Kỷ Hợi -1293, Vua Trần Nhân Tông xây dựng chùa Lân). Xem ra cũng tương đương với thời gian lập Kiến Trường.

Đến Chánh điện, rồi thăm pháp đường.
Trên trần Pháp đường chỉ có một con rồng.
Kiến Nhân (Kyoto, Kinh Đô) thì hai con rồng, chắc nơi đây (ToKyo, Đông Kinh) cần mưa ít hơn. Nhờ đi qua hai kinh đô, thật tình đến bây giờ tôi mới phân biệt được sự khác nhau giữa Kyoto và Tokyo, một bên là cố đô, một bên là thủ đô hiện tại.
Tuy hình chụp không rõ lắm, nhưng chính mình chụp vẫn thích hơn! 
Nghe Thầy dẫn giải về ngôi pháp đường này, bề dầy lịch sử khiến mọi sự vật như sống động hơn.
Ngoài ra, khi đi ngang thấy có vài người đang chép kinh, hỏi thăm mới biết hàng ngày từ 10 giờ đến 15 giờ ở chùa Kencho-ji (Kiến Trường Tự) có tổ chức hội viết lại kinh văn Phật giáo. Nếu có chút thời giờ cũng vào chép một bản rồi. Trên tờ giấy có viết sẵn, mình chỉ đồ theo thôi, nhìn rất đẹp.
Bàn chép kinh, muốn vào chép cũng phải đóng tiền để mua giấy viết.
Trên đường đến gặp ngài Kiết Điền Chánh Đạo, trụ trì chùa Kiến Trường hiện nay, Đoàn đi ngang hồ nước với bãi cỏ xanh.
Hồ trong vườn mang hình dáng chữ tâm nên gọi là Shin-ji Ike hay “hồ chữ Tâm”.

Được gặp Hòa thượng trụ trì:
Hòa thượng Kiết Điền Chánh Đạo
(Hòa thượng có một buổi nói chuyện với Đoàn, bài nói chuyện này sẽ bổ túc sau khi Sư trụ trì viết xong.)
Nghe xong bài nói chuyện, lòng rất phấn khích về việc tu học vẫn còn tiếp nối từ ngàn xưa “niêm hoa vi tiếu” trên hội Linh Sơn. 

Được ưu tiên vào thăm nội viện, nơi có những quy chế gắt gao cho những ai muốn dấn thân trên con đường trở về.
Cổng vào Tăng đường là Tung Sơn Môn.
Tung Sơn môm
Được giới thiệu nơi người xin tu học phải trải qua ba ngày kiên nhẫn chờ đợi, rồi năm ngày tĩnh tọa nghiêm nhặt.
(Bổ túc hình mới nhận được nói về giai đoạn này):
Chiếu cố khước hạ

Qua được thử thách đó mới được nhận vào Đại Triệt Đường.
Đại Triệt Đường
Đặc biệt trong Đại Triệt Đường thờ ngài Văn Thù tọa thiền, thường hình ảnh Văn Thù cỡi sư tử.
Bồ Tát Văn Thù
 Chỗ tọa thiền và nghỉ ngơi, được gọi là trường liên sàng. Xem hình sẽ thấy chỗ nghỉ ngơi san sát nhau.

Nón và áo lao tác

Có một cây tùng, chứng nhân qua các thời đại. Nói gì qua năm tháng, những Người một đời chọn những nơi thế này làm điểm khởi đầu trên đường về.
Cây cổ thụ trong Tăng Đường
Nghĩ về bậc Thầy nơi quê nhà, Người một đời đặt lại niềm tin cho mỗi con người có duyên gặp Thầy như những người đang đi chung với nhau đây, giúp mỗi người tự khơi sáng ngọn đèn tâm của chính mình, mà mình đã quên.

Bài viết xin tạm kết thúc nơi đây.

(Hết)

TB. Những ngày tại Nhật Bản rất cảm tạ Nhân, đã giúp Đoàn vì không ai biết tiếng Nhật! Nhưng nhất là đã vào viếng thăm Kiến Trường gặp Hòa thượng trụ trì, nghe nói chuyện và vào Tăng Đường nơi đây.
Đó là ấn tượng nhất với cảnh chùa tại Nhật hiện nay.
--------


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Buổi sáng - Ngày thứ 11 trong chuyến đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura

Ngày thứ 11 trong chuyến đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura 

Đi tàu lửa cao tốc từ Kyoto đến thành phố Karakura. Các chuyến tàu chạy cách nhau không nhiều, và nghe nói chỉ có mấy phút để lên tàu, nên vừa thấy tàu đến là xem phải chuyến của mình không.
Chờ tàu đến đứng nhìn bâng quơ, thoáng nghĩ, mọi thứ như đang chờ tàu đến, mình sẽ đi chuyến đã mua vé sẵn. Nên yên tâm, khi nào đi sẽ có người nhắc cho biết. Hành lý càng gọn nhẹ thì càng khỏe, ôm đồm càng nhiều càng khổ. Nếu thỉnh thoảng nhớ vậy, đời cũng nhẹ lo... con đường ai cũng phải đi.

May là hành lý đã gởi đi trước từ hôm qua, bây giờ chỉ hành lý xách tay, nhưng nhìn chung cũng khá nhiều. Sự phát sinh bởi những hàng lưu niệm mỗi chỗ ghé thăm.


Lên tàu ngồi đâu đó yên ổn, nhìn tàu chuyển bánh rồi một thoáng ra khỏi ga tàu chạy vùn vụt, hình như tốc độ tới mấy trăm cây số giờ, nhìn cảnh vật lướt qua cửa sổ, mới nhìn chưa quen rất chóng mặt. Nghe nói tàu đi ngang núi Phú Sĩ, nhưng chưa định hình định hướng biết núi ở đâu mà nhìn! Nếu chưa từng thấy hình thì có gặp cũng chẳng biết! Chỉ thấy núi nào cũng như núi nấy!

“Chẳng mấy chốc” tàu đã đến, có thể nói như vậy - với tốc độ của tàu chạy.

Thành phố Kamakura (tiếng Nhật: 鎌倉市 Kamakura-shi; Hán-Việt: Liêm Thương thị) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản thuộc tỉnh Kanagawa. Thành phố này được thành lập từ năm 1939. Tuy nhiên, cái tên Kamakura của vùng đất này đã có từ rất lâu.Kamakura nằm ở phía Tây bán đảo Miura. Phía Nam trông ra vịnh Sagami. Ba phía Bắc, Đông và Tây có những dãy núi bao bọc.
Ngũ sơn tại Nhật Bản thì thay đổi theo thời đại, vương triều, đến năm 1386 mới ổn định.
Tại Kiếm Thương (Kamakura) Ngũ sơn được kể:
1- Chùa Kenchō (Chùa Kiến Trường建長寺)
2- Chùa Engaku (Viên Giác Tự圓覺寺)
3- Chùa Jufuku (Thọ Phước Tự壽福寺) ở núi Quy Cốc龜谷山. Chùa này cũng mời ngài Vinh tây đến khai sơn. Dòng kế thừa: Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心), Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓), Đại Hiết Liễu Tâm (大歇了心), Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆), Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念), Nghĩa Đường Châu Tín (義堂周信).
4- Chùa Jochi (Chùa Tịnh Trí)
5- Chùa Jomyo: Jomyo-ji là một tự viện được xây dựng vào năm 1188 bởi Ashikaga Yoshikane –Mạc Phủ Kamakura dưới sự trụ trì của nhà sư Taiko Gyoyu. Thời đó, nó là một ngôi chùa thuộc tông phái Shingon-shu (Chân Ngôn Tông) với tên gọi là Gokuraku-ji, nhưng sau đó con trai của Yoshikane là Yoshiuji đã cải tông ngôi chùa thành phái Rinzai-shu (Lâm Tế Tông) và lấy tên là Jomyo-ji như hiện nay.

1/ Viên Giác Tự 円覚寺 (Engaku-ji) 
Viên Giác Tự (えんがくじ)ở núi Thụy Lộc, huyện Thần Nại Xuyên (神奈川), thành phố Kiếm Thương (Kamakura), phía nam Đông Kinh (Tokyo).
Thiền sư Vô Học Tổ Nguyên (wúxué zǔyuán 無學祖元 mugaku sogen), 1226-1286, đệ tử của Vô Chuẩn Sư Phạm. Sư sang Nhật vào năm 1279, sư tiếp nối Lan Khê Đạo Long nơi chùa Kiến Trường. Về sau Sư thành lập chùa Viên Giác. Cả hai chùa được xếp vào Ngũ sơn của Liêm Thương. 

Bước vào thấy bảng chùa Viên Giác, hơi lạ chữ Viên  vì quen với chữ Viên Giác 圓覺
Lâm Tế Tông - Đại Bổn Sơn
VIÊN GIÁC TỰ


trên cổng có bảng:
Đọc từ phải sang trái: THỤY LỘC SƠN
Đoàn đến chùa Viên Giác, trên đường qua thất thầy Long Ẩn, đi ngang gặp một ngôi nhà nhỏ, nhưng có tên quá siêu việt: Tuyển Phật Trường.

Nhớ đến cư sĩ Bàng Uẩn có bài kệ:
  Thập phương đồng tụ hội,
  Cá cả học vô vi,
  Thử thị tuyển Phật trường,
  Tâm không cập đệ quy.
     Mười phương cùng tụ hội,
     Mỗi mỗi học vô vi,
     Ðây là trường tuyển Phật,
     Tâm không thi đậu về.

Ở đời tìm cho Có mới khó, trong cửa Phật được chữ Không lại khó. Nghịch lý!

Hình như phải lên một cái dốc mới đến thất.

Được Thầy mời vào thất, vừa uống trà vừa ngắm nghía trên tường treo câu thơ. Mải lo đọc hai câu thơ nên quên chụp hình bàn trà. Xin nhìn tượng Phật nhỏ đặt cạnh chén trà là của Đoàn tặng Thầy đấy ạ.

Thư pháp viết tuy khó đọc, nhưng đọc được vài chữ, có người đoán ra được bài thơ:

(Xin bổ túc sau)

Tiễn Đoàn về thầy tặng quyển Thiền Lâm Cú Tập (禪林句集 Zenrin-kushū).

Nghe tên quen quen, chợt nhớ tiếng Anh có tập sách này, ghi ra đây, huynh đệ bên trời Tây nếu thích đọc có thể mua trên Amazone. Trên đó có cả bản tiếng Nhật như quyển được tặng.
Sau đó Thầy dẫn viếng chánh điện chùa Viên Giác, và chụp hình lưu niệm. Nhưng vì luôn đứng trong đoàn lúc chụp chung, nên trong máy không có hình người, chỉ có hình cảnh!

Ra về, ăn trưa nơi một tiệm có một market nhỏ, thế là lại tìm một ít quà lưu niệm, nếu nói về giá cả thì so với nước mình, phải nói là quá đắt. Thôi cũng nhờ vậy, nếu không chẳng đủ ký lô cho hàng đem về làm quà!

(mời xem tiếp buổi chiều vào ngày mai)

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Chuyện kể thêm



Khi tham quan các chùa thuộc dòng Lâm Tế, tuy đã đọc trước các tài liệu biết thiền sư đầu tiên đem thiền dòng Lâm Tế từ Trung Hoa về Nhật là thiền sư Vinh Tây.
Nhưng chúng tôi cũng có đôi thắc mắc không biết trước đó thì sao.

Sau nhờ ghé Viện Bảo Tàng Nhật, tìm được quyển Zen Master of Japan, ngay trong chương 1 có nói về điều này, nhưng như vậy thiền vào Nhật Bản quá trễ, khi đã chia các tông phái.

Thiền Tông bắt đầu truyền vào Nhật Bản từ tăng Kakua (Giác A 覺阿 [1142-?]) đến Trung Hoa vào thời Tống, học thiền với dòng Lâm Tế. Trước đó Sư thuộc dòng Thiên Thai ở núi Tỉ Duệ (Mount Hiei比叡山- Hiei-zan), phía Bắc Kyoto.

Sư đến Trung Hoa năm 1171, học với thiền sư Hui-yüan (Hạt Đường Huệ Viễn 瞎堂慧遠1103–1176), phái Dương Kỳ. Sư được ấn khả và trở về Nhật năm 1175. Tuy Sư truyền bá thiền tại Nhật nhưng không được thành công lắm.

Khi biết được vậy đọc lại hành trạng thiền sư Hạt Đường Huệ Viễn, mới thấy nơi đó có ghi: “Có vị Tăng Nhật Bản tên Giác A, thông Thiên Thai giáo và các sách, hay nói các thứ tiếng. Ban đầu đến yết kiến Sư tỏ ra rất lanh lợi, Sư đem Thiền tông chỉ dạy. Giác ở ba năm liền đốn ngộ làm tụng đầu cơ trình Sư. Nhân đây có phái thiền truyền sang Nhật Bản.” [TSTH 3]

Trong Góp Nhặt Cát Đá, Đỗ Đình Đồng dịch, truyện "Một nốt nhạc thiền", kể về Sư.

Sư có 5 bài thơ, xin ghi lại đây, mời huynh đệ chuyển ngữ ra tiếng Việt giúp.

FIVE ENLIGHTENMENT POEMS 
by
覺阿 Kakua (1142-?)
In: ZEN POEMS OF CHINA & JAPAN: The Crane's Bill
Translated by Lucien Stryk and Ikemoto Takashi [
池本喬, 1906-1980] with the assitance of Takayama Taigan [高山泰巌, 1933-1998], Zen Master
Anchor Books, Doubleday & Co., Inc., Garden City, New York, 1973. pp. 49-51.
76
Satori seekers make me sick!
Those that find it are deluded.
The old gimlet on Vulture Mountain—laughable.
Over my shoulder flies the broken ladle.
—Kakua, 12 c.

77
I've crossed the sea after Truth.
Knowledge, that snare, must be defied.
Here and there, I've worn out heaps of sandals.
Now—moonlit water in the clear abyss.
—Kakua

78
Forgetting mind, its complications,
My hand is free. The All appears.
I use devices, simultaneously.
Look—a halo penetrates the Void.
—Kakua

79
How can I tell what I've seen?
Fall, stand—it's clear at once.
Wearing my cowl backwards, I
Trample the old path. And the new.
—Kakua

80
Fisting, shouting like a petty merchant,
Saying yes, no: quicksand.
Cease pointing, explaining. Keep quiet.
There: now hear the flutist coming home?
—Kakua

Sa Thạch Tập (Shaseki-shu) của Thiền sư Muju (Vô Trụ), người Nhật sống vào thế kỷ mười ba. Vào năm 1971 Đỗ Đình Đồng dịch, lấy tên “Góp Nhặt Cát Đá”.
Trong Góp Nhặt Cát Đá, bản dịch có tên “Một nốt nhạc thiền”.

After Kakua visited the emperor he disappeared and no one knew what became of him. He was the first Japanese to study Zen in China, but since he showed nothing of it, save one note, he is not remembered for having brought Zen into his country.

Kakua visited China and accepted the true teaching. He did not travel while he was there. Meditating constantly, he lived on a remote part of a mountain. Whenever people found him and asked him to preach he would say a few words and then move to another part of the mountain where he could be found less easily.

The emperor heard about Kakua when he returned to Japan and asked him to preach Zen for his edification and that of his subjects.

Kakua stood before the emperor in silence. He then produced a flute from the folds of his robe, and blew one short note. Bowing politely, he disappeared.

Bản dịch:

MỘT NỐT NHẠC THIỀN

Sau khi Kakua diện kiến Nhật hoàng, không ai biết sư thế nào. Sư là người Nhật đầu tiên đến Trung hoa học Thiền, nhưng vì sư không biểu lộ điều gì, chỉ trừ một nốt nhạc duy nhất, người ta không nhớ sư có mang Thiền về quê hương.
Kakua viếng Trung quốc và nhận được chánh giáo. Khi ở Trung quốc sư không hành cước mà chỉ thiền định liên tục. Sư sống trong một ngọn núi hẻo lánh. Khi nào có người tìm thấy sư và yêu cầu chỉ dạy, sư chỉ nói một vài lời và dời đi chỗ núi khác, nơi khó tìm thấy hơn.
Hoàng đế nghe nói về Kakua, khi sư trở về Nhật, liền yêu cầu sư dạy Thiền để khuyến thiện nhà vua cũng như quần thần.
Kakua đứng trước nhà vua, im lặng. Rồi từ trong tăng bào, sư lấy ra một cây sáo và thổi lên một tiếng ngắn. Sau khi cúi đầu lễ bái, sư biến mất.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Ngày thứ 10 trong chuyến đi – 15-10-2015: Kyoto

Ngày thứ 10 trong chuyến đi – 15-10-2015:   Kyoto
1- Kim Các Tự金閣寺 (Kinkaku-ji)
Kinkaku-ji (kanji: Kim Các Tự金閣寺tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.
Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408). Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
 Chụp gần rồi lại chụp xa, ngẫm đi nghĩ lại cảnh chỉ là cảnh. Bởi một thoáng bất ngờ khi chạm mặt ngôi chùa này, mọi thứ như lắng đọng bởi vẻ đẹp màu vàng của ngôi chùa tỏa trước nắng. Sau đó thì tâm vẫn đi theo lối mòn của nó.

“Năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ cốt truyện này, sáu năm sau, Mishima viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lý giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Kim các tự trở thành cuốn tiểu thuyết được đánh giá là sẽ khiến mọi người nhớ đến hơn chính bản thân sự thật.”
Yukio Mishima (三島由紀夫 Tam Đảo Do Kỉ Phu) 1925 - 1970: Văn hào Nhật Bản, với tác phẩm Kinkakuji (Kim các Tự) được Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt.
Nhân vật chính trong truyện: “Lần đầu tiên khi nhìn thấy ngôi chùa thực sự, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao Tokyo đầy bèo tấm. Cậu nhận thấy Kim các tự trong tưởng tưởng của cậu đẹp hơn nhiều Kim các tự trong hiện thực.”
Tuy rằng bây giờ người thời đó đã quên cốt truyện thế nào, và cũng chẳng muốn đọc lại, có lẽ để Kim Các Tự như ngày mới đọc mơ ước được đến nhìn tận mắt. Bây giờ đứng trước nó, chụp được tấm hình, mà có nằm mơ cũng chẳng bao giờ nghĩ sẽ có một lần đứng trước Kim các Tự này. Nước Nhật lúc đó thật xa vời như ở một hành tinh nào khác.
Bây giờ đi tham quan Kim các Tự có lẽ chỉ với tâm tình chỉ là thế, mà thôi.
2- Diệu Tâm Tự 妙心寺 (Myoshin-ji)
Kanzan Egen vâng lệnh Nhật hoàng Hanazono (花園天皇) sửa đổi một li cung của ông mà thành chùa Myōshin. Ban đầu, chùa này chỉ là một ngôi nhà nhỏ, sụp nát, mưa chảy cả vào trong. Tại đây, Kanzan Egen đã dẫn dắt môn đệ rất kĩ lưỡng, nghiêm khắc. Có lần, Quốc sư Musō Sōseki đến viếng thăm và khi trở về, sư bảo các vị đệ tử của mình rằng "tương lai của Thiền Lâm Tế nằm tại chùa Myōshin".
Đại Bổn Sơn Diệu Tâm Tự


 Myoshin-ji (Diệu Tâm Tự 妙心寺), do thiền sư Kanzan Egen (Quan Sơn Huệ Huyền 關山慧玄1277-1360), tông Lâm Tế kiến lập. Sư là đệ tử của shūhō myōchō (Tông Phong Diệu Siêu宗峰妙超 [1282-1337]. Ban đầu Sư học với Nam Phố Huệ Minh, khi Nam Phố tịch Sư được học với Tông Phong Diệu Siêu.

Sau khi được ấn chứng, Sư lên núi ẩn cư tám năm để tiếp tục tu luyện và trong thời gian này, Sư làm việc hằng ngày trên đồng ruộng, đêm thì tọa thiền trên những tảng đá. Sau thời gian này, Sư nhận lời trụ trì chùa Diệu Tâm. Phong cách giảng dạy của Sư rất nghiêm khắc và cũng nhờ đó mà Lâm Tế chánh mạch được truyền đến những đời sau qua dòng thiền này.


Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隠慧鶴Hakuin Ekaku [1686-1769]) vẽ lại chân dung ba vị này.

Nhìn hình ảnh ba vị Tổ Sư, thật là cảm kích. Dòng thiền Đông Độ sâu và dài cho đến ngày nay, thế kỷ XXI! Trong chuyến viễn du gặp những ánh đèn được truyền từ hội Linh Sơn.

Hôm nay Đoàn không gặp được vị Cao tăng phái Lâm Tế, chỉ được mời tham quan và giới thiệu về bức tranh trên trần. Người thuyết minh bằng tiếng Nhật, nên thôi ngắm kỹ bức tranh có tên Unryu-zu (雲龍図屏風) của họa sĩ Kanō Tan'yū (Thú Dã Thâm U 狩野 探幽, 1602 –1674). Đọc chữ Hán ghi bên là Thâm U Pháp Nhãn.
Thấy bức tranh của họa sĩ Kanō Tan'yū trưng bày tại viện bảo tàng Kyoto, nên để vào đây luôn.

3/ Kiến Nhân Tự 建仁寺 (Kennin-ji)
Đây là một thiền viện xưa nhất tại Kinh Đô.

Kennin-ji (Kiến Nhân Tự建仁寺): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Nhân Tự thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Komatsu-chō (小松町), Higashiyama-ku (東山區), Phố Kyoto (京都), tên núi là Đông Sơn (東山). Vào năm 1202 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Nhân 建仁), thể theo lời phát nguyện của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, 1195-1231), thí chủ Tướng Quân Nguyên Lại Gia (源賴家, Minamoto-no-Yorriie, 1182-1204) đã mời Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm tổ khai sơn và lấy niên hiệu mà đặt tên chùa.
Vào năm 1205 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Cửu [元久]), chùa được hoàn thành, trở thành đạo tràng tu tập cho cả 3 tông Thiên Thai, Chơn Ngôn và Thiền.
Về sau, vào năm 1265, kể từ thời Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) làm trú trì trở đi, nơi đây trở thành ngôi Thiền tự rất hưng thạnh, được liệt vào hàng Ngũ Sơn (五山, 5 ngôi chùa danh tiếng); và đến thời kỳ Thất Đinh (室町, Muromachi) thì có rất nhiều vị danh tăng rất giỏi về văn chương xuất hiện. Từ ngày thành lập về sau, chùa này đã mấy lần bị hỏa hoạn. (trích Phật Học Tinh Tuyển)

Nhờ có Thầy hướng dẫn đưa vào phương trượng của thiền sư Vinh Tây, nơi đây có một bức chân dung của Ngài. Xin phép được chụp lại.
Phương trượng

Thiền sư Vinh Tây Minh Am
Sau đó Đoàn qua Pháp đường, trên trần lại có bức họa Nhị Long, bức này vẽ hai năm mới hoàn thành.
Thấy rồng trong Pháp đường, nghĩ đến mưa pháp cũng được. Mưa pháp vẫn thường được dẫn dụ cho một thời các bậc Thầy giảng pháp, người nghe pháp như cây cỏ tùy phần mà nhận.
Hi hữu nhất trong buổi chiều này là đến nơi mộ tháp của Ngài, mấy trăm năm qua vẫn như đang hiện diện.
Mơ hồ chẳng biết phải chăng đã từng gặp trong giấc mộng năm xưa!
Phù Tang Tâm Tông - Đệ Nhất Khai Sơn
Thiên Quang Tổ Sư Vinh Tây Thiền Sư Nhập Định Tháp
4/ Tam Thập Đại Gian Đường三十三間堂(Sanjusangendo Hall)
Chùa thuộc tông phái Thiên Thai Tông Nhật Bản và được xây từ thế kỷ thứ 12. Tuy có tên chánh thức là Liên Hoa Viện nhưng người ta hay gọi là chùa Tam Thập Tam Gian vì chánh điện làm bằng gỗ có 33 gian. Chiều dài của ngôi điện này vào khoảng 120 mét. Ðây là kiến trúc tôn giáo bằng gỗ dài nhất Nhật Bản.
Lúc đầu nghe đến chùa này, tâm cũng không hứng thú gì lắm, nhưng khi bước vào bên trong, thì thật choáng váng với hàng ngàn bức tượng Quan Âm.

Hình ảnh này chúng tôi được thấy từ nhỏ, trong một tập tranh. Đâu biết chính là nơi đây. Cái cảm giác bất ngờ gặp một hình ảnh mà mình không ngờ đã gặp từ trước, thật khó diễn tả.
Vì không được chụp hình, nên chúng tôi scan vài bức tranh trong tập sách bán tại phòng lưu niệm, và chú thích vài dòng để huynh đệ thưởng lãm.
Chùa được thành lập do Thiên Hoàng Go-Shirakawa (Hậu Bạch Hà Thiên Hoàng後白河天皇 Go-Shirakawa-tennō), người rất kính mộ Kannon Bodhisattva (Bồ Tát Quan Thế Âm). Nên có 33 gian tượng trưng cho 33 hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Chùa bị hỏa hoạn năm 1249, và được Emperor Go-Saga (後嵯峨天皇 Go-Saga-tennō) xây cất lại theo mẫu cũ.   
Nơi đây có 1001 tượng. Tượng chính có hình dáng:
Mỗi tượng mang một nét riêng:

Ra khỏi gian nhà gỗ dài, chiều đã xuống. Ngày mai sẽ đi tàu lửa cao tốc về Karakuma.
(Còn tiếp)