Trang

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Chùa Dâu (tiếp theo)

Bây giờ nói tiếp chuyện đi tham quan.

Từ cổng nhìn vào, chụp được hình thế này

Đến dãy nhà ngang, nơi đó viết thư pháp đầu năm. 













Nhìn "Ông Đồ" ngày nay, nhớ Ông Đồ sống mãi trong lòng người học trò miền nam - chỉ biết hoa đào và ông Đồ qua bài thơ, chớ nào biết hoa đào là hoa gì! Bao nhiêu năm qua, thời học trò đã qua, mà bài thơ còn đọng lại.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay"

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên)
1936

"Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ", thật đúng với tâm trạng người đang đứng trước ngôi chùa cổ. Bâng khuâng thật các bạn nhỉ. 

May mắn tìm được một hình sơ đồ (Sẽ vẽ lại sơ đồ chi tiết sau), giúp định hình cách bố trí trong chùa.

Qua dãy nhà ngang đến tháp Hòa Phong. Nhìn chú sóc và chú cừu đá. Chưa hiểu vì sao lại là con cừu nhỉ. Và nơi tháp lúc nào cũng đông đảo người đứng quanh chụp hình. Chuyện về tháp khá dài, các bạn sẽ đọc nơi bài viết của trưởng đoàn. Còn bây giờ chúng ta thưởng thức 18 vị La Hán ở hai hành lang dọc hai bên nhà chính.

( hình này bên trái. Tượng bằng đất)
9 tượng này bên tay trái, hình ảnh nhìn cũng khá sống động
Các hình tượng La Hán mỗi chùa tạc một khác, có những nơi tạc đến 500 vị La Hán, nhìn như một hội chúng, mỗi người làm một việc. Có khác chúng ta chỉ ở điểm, các vị làm với tâm vui vẻ, không chấp vào việc mình làm. Mình khó là La Hán chỉ vì: 

Đời mấy ai lợi danh không màng đến,
Đời mấy ai luôn làm mà công quên. (nhạc thầy Huệ)

Cảnh nào cũng nhắc sự trở về để khỏe tâm, chỉ tiếc là tâm bận rộn quá, không thấy gì ngoài những điều tâm đang chú mục.

(Còn tiếp)